Đá Sapphire là gì?
Đá Sapphire là gì? Chúng có màu sắc ra sao?
Sapphire còn được con người gọi bằng một cái tên thân mật khác là đá Lam Ngọc. Chúng được hình thành dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ cao trong lòng đất, có thành phần chính là corundum (một dạng đặc biệt của Oxit nhôm – Al203). Khi kết tinh, do hàm lượng các tạp chất khác nhau nên đá Sapphire sở hữu rất nhiều sắc màu. Corundum màu đỏ thì con người vẫn quen gọi chúng là Ruby (hồng ngọc) còn các corundum màu khác thì được gọi chung là Sapphire.
Sapphire là một cụm từ bắt nguồn trong ngôn ngữ Hy Lạp, đó là sappheiros, có nghĩa là đá màu xanh da trời. Tương truyền rằng sở dĩ bầu trời mà chúng ta đang sở hữu có màu xanh da trời là do sự phản chiếu của những viên đá Sapphire này tạo nên. Nhưng thực ra, đá Sapphire sở hữu gam màu rất đa dạng. Bạn có thể nhìn thấy viên đá Sapphire mang màu vàng, tím, da cam, lục nhạt… Nhưng nhiều nhất vẫn là đá Sapphire màu xanh và đây cũng chính là loại Sapphire đắt nhất do ít lẫn tạp chất và có độ trong suốt cao.
Thông tin chung | |
---|---|
Thể loại | Kiểu khoáng vật |
Công thức hóa học | Oxide nhôm (Al2O3) |
Hệ tinh thể | Lục giác |
Nhận dạng | |
Màu | thủy tinh |
Dạng thường tinh thể | khối và hạt |
Cát khai | Không |
Vết vỡ | vỏ sò (concoit) |
Độ cứng Mohs | 9 |
Ánh | thủy tinh |
Màu vết vạch | trắng |
Tỷ trọng riêng | 3,95-4,03 |
Thuộc tính quang | số Abbe 72,2 |
Chiết suất | 1,762–1,778 |
Khúc xạ kép | 0,008 |
Đa sắc | mạnh |
Điểm nóng chảy | 2.030-2.050 °C |
Các đặc điểm khác | Hệ số giãn nở nhiệt 5e−6–6.6e−6/K |
Lưu ý: Corundum màu đỏ chúng ta vẫn hay gọi là Ruby (hồng ngọc) còn các corundum màu khác thì được gọi là Sapphire.
Sự phân bố của đá Sapphire
Hiện nay ở trên thế giới đang tồn tại rất hiều các vùng mỏ, địa điểm khai thác đá đá Sapphire như ở Miến Điện, Sri Lanka, tại Thái Lan, Nam Phi, Campuchia, Bắc Mỹ, Pakistan,… thậm chí là ở Việt Nam.
Tại Việt nam, Sapphire xuất hiện ở vùng mỏ Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An), Tân Hương, Lục Yên (tỉnh Yên Bái), hay tại Di Linh, Tiên Cô, Đá Bàn, Đak Nông…
Công cuộc khai thác đá Sapphire
Việc khai thác đá Sapphire tại các mỏ quặng có thể tiến hành bằng phương pháp sàng tay thô sơ hoặc là sử dụng phương tiện cơ giới hỗ trợ. Cách làm tiêu biểu nhất hiện nay đang áp dụng chính là:
– Đầu tiên sử dụng máy móc cơ giới là khoan đầu búa nhằm làm lỏng mô đất đá của khu vực khai thác.
– Sử dụng các xe kéo tay đơn giản và thô sơ để vận chuyển lớp đất đá này đi nơi khác.
– Một bộ phận máy móc công nghệ cao sẽ được đưa vào sử dụng, sàng lọc và tìm kiếm Shapphire. Cuối ngày làm việc, các thợ khai thác sẽ kiểm tra và thu hồi lại lượng Shapphire này.
Điểm danh các loại đá Sapphire quý giá
Sapphire xanh được coi là loại phổ biến nhất trên thế giới. Trên thực tế, các nhà khoa học đã khám phá ra sapphire xanh thực ra là sự pha trộn giữa gam màu xanh da trời cùng với màu tía, màu tím hoặc là xanh lá cây. Và tông màu xanh này cũng được biến đổi đậm nhạt tùy hứng.
– Sapphire sao: là loại sapphire mà khi được chiếu sáng sẽ hiện ra hình ảnh ngôi sao có bốn, năm, sáu cánh. Sapphire sao khá là hiếm trên thế giới và giá trị của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khối lượng, màu sắc, hình dáng và độ lấp lánh của ngôi sao ẩn chứa trong đó.
– Sapphire đổi màu: là loại có thể thay đổi được màu sắc khi được ánh sáng chiếu vào. Thông thường dưới ánh sáng tự nhiên thì những viên đá này mang màu xanh da trời, nhưng dưới ánh đèn huỳnh quang thì chúng chuyển sang tông màu tím. Thậm chí có cả loại Sapphire mang sắc hồng đặc trưng nhưng khi chiếu dưới ánh đèn chúng lại biến thành xanh. Người ta tìm thấy Sapphire đổi màu nhiều nhất là ở Tanzania, châu Phi.
– Sapphire Padparadsha: là loại đá mang màu sắc được pha giữa hai gam hồng và da cam. Loại đá này rất là hiếm và chúng cũng được đánh giá cao. Đa phần Sapphire Padparadsha được tìm thấy ở Sri Lanka, một phần thì ở châu Phi và Việt Nam.
– Sapphire hai màu: Chúng rất quý giá với số lượng ít. Màu sắc thường hay gặp nhất chính là Sapphire màu vàng chuyển sang xanh lá hoặc là chuyển sang xanh chuối hoặc tím. Nếu sự khác biệt màu càng lớn thì mức giá của chúng càng cao.
– Sapphire mắt mèo: là loại Sapphire có thể tạo ra hiệu ứng giống như là đồng tử của loài mèo khi ở dưới ánh sáng.
Phân biệt đá Sapphire tự nhiên và nuôi cấy
Đá Sapphire thiên nhiên thường sẽ có sẵn những đường vân lạ mắt, không theo quy luật, chúng chắc chắn có lẫn đôi chút tạp chất nào đó. Khi kiểm tra nếu thấy những viên đá trong suốt, sở hữu vẻ sạch sẽ không tỳ vết thì có lẽ đó là đá Sapphire nuôi cấy.
Công dụng của đá Sapphire
Đá Sapphire tương tự như mã não – Agate chủ yếu được sử dụng trong ngành trang sức để chế tạo ra các sản phẩm trang sức, vương miện… Ngoài ra Sapphire còn được dùng trong chế tác tạo ra các vật phẩm phong thủy hoặc làm đá hộ mệnh, phòng thân.
Bảo quản, vệ sinh đá Sapphire
Vệ sinh đá Sapphire: vệ sinh trong nước xà phòng ấm.
Ứng dụng Phong thủy trong màu sắc đá Sapphire:
Sapphire là viên đá hộ mệnh cho cung Xử Nữ và Ma Kết
Theo quan niệm từ Phương Tây, Sapphire là viên đá hộ mệnh cho những ai sinh vào tháng 9, chúng được yêu thích không kém gì kim cương. Với cung Xử Nữ (từ ngày 21/8 đến 20/9), viên đá Sapphire sẽ mang lại may mắn, niềm vui, giúp bạn thoát khỏi những nỗi buồn không tên, và tăng thêm sự mơ ước cho bạn. Ngoài ra, cung Ma Kết (21/12 đến 20/1) cũng được đánh giá là rất hợp với loại đá này. Nó sẽ giúp bạn tăng cường thị giác và cho bạn sự đánh giá và nhìn nhận mọi vấn đề tốt hơn.
Sapphire là viên đá giành cho người sinh tuổi Dần
Nếu như phong thủy phương Tây cho rằng Sapphire là viên đá của tháng 9 thì trong phong thủy phương Đông người ta lại tin rằng những ai sinh vào tuổi Dần sẽ rất hợp viên đá này. Người tuổi Dần sở hữu viên đá Sapphire bên cạnh có thể xua đuổi vận xấu, tà ma, những điều không tốt đẹp để được may mắn hơn. Tia sáng của đá Sapphire sẽ soi chiếu đường đi, mang lại sự sáng suốt giúp chủ nhân đưa ra các quyết định thông thái và giúp họ thành công hơn.
Rất nhiều nơi còn có phong tục sử dụng trang sức gắn đá Sapphire để làm vật kỷ niệm mốc 5 năm và 45 năm ngày cưới.
Sapphire màu Xanh dương (Xanh bích): Đây được coi là sắc màu phổ biến và vô cùng quý giá trong họ Sapphire và chúng có thể biến đổi theo các tông màu đậm nhạt. Viên đá màu xanh mang lại sự giàu sang, thịnh vượng, giúp chủ nhân sở hữu tăng cường khả năng giao tiếp, diễn thuyết trước đám đông. Vậy nên những nhà diễn giải thường mang trên mình món trang sức sử dụng loại đá màu này. Ngoài ra khoa học cũng nhận định là Sapphire màu Xanh dương có lợi cho họng, tuyến giáp và phổi. Viên đá này thích hợp với người bản mệnh Mộc và Hỏa.
Sapphire màu Đen huyền bí: Sắc đen mang đến sự bí ấn và cuốn hút cho viên đá. Sapphire đen thể hiện cho sự quyền uy, nâng cao thịnh vượng, sức khỏe cho người sở hữu. Sapphire đen thích hợp để gắn trên nhẫn, vòng cổ hợp với người mệnh Thủy, Mộc.
Sapphire màu Trắng: viên đá mang sắc màu thanh thoát của sự đơn giản, thể hiện sự toàn vẹn và hài hòa. Chính vì vậy ai sở hữu viên đá này thì sẽ luôn có vận may, sự no ấm và đầy đủ. Sapphire trắng có ánh kim, do vậy rất hợp với những người thuộc mệnh Kim và Thủy.
Sapphire màu Xanh lá: viên đá sang trọng mang lại sự giàu có, trù phú cho người đeo. Ngoài ra thời xưa người ta tin rằng những viên Sapphire xanh lá độc đáo còn giúp cân bằng tim mạch giúp ổn định sức khỏe. Viên đá thích hợp cho những ai sở hữu mệnh Mộc và Hỏa.
Sapphire màu Hồng: viên đá lấp lánh giúp người đeo cân bằng tình cảm, sự thân thiết và hòa đồng. Phù hợp với những ai sở hữu cung mệnh Hỏa và Thổ.
Sapphire màu Tím: viên đá mệnh danh là biểu tượng của sự chung thuỷ, giúp cho tình yêu trở nên thăng hoa hơn. Rất nhiều đôi lứa đã tặng nhau những món trang sức gắn Sapphire tím để mong tình yêu luôn nồng nhiệt, mặn mà. Sapphire tím phù hợp người mệnh Thổ và Hỏa.
Sapphire màu Vàng cam: viên đá gắn liền với sự giàu sang, phú quý và sung túc. Đeo Sapphire màu vàng cam, chủ nhân sẽ luôn may mắn và thành công, sở hữu cuộc sống đầy đủ không cần lo ngại về vật chất. Ngoài ra nhiều ý kiến còn cho rằng loại đá này còn giúp trí não minh mẫn hơn, giảm suy nghĩ tiêu cực. Viên đá hợp với ai có mệnh Thổ, Kim.
bài kinh nghiệm khác
Đá Shungite là gì?
Đá Shungite là gì? Đá Shungite có đặc tính chữa bệnh không? Đá SHUNGITE thô và sơ chế Trong những năm gần đây, tinh thể chữa bệnh (healing crystal) ngày càng trở nên phổ biến. Những viên đá tự nhiên này được cho là có những phẩm chất có thể tăng cường sức khỏe của […]
KIẾN THỨC VỀ ĐÁ MÃ NÃO
ĐÁ MÃ NÃO VÀ ĐÁ CHALCEDONY * ĐÁ MÃ NÃO LÀ ĐÁ GÌ ? Đá mã não (Agate) là dòng đá phổ biến nhất của loại đá Chalcedony, đá Chalcedony là một họ lớn của dòng đá thạch anh và được con người khai thác từ cách đây rất lâu (trong khoảng 10.000 – 3000 […]
NGHI THỨC CÚNG DÀNG THẦN TÀI
NGHI THỨC CÚNG DÀNG THẦN TÀI 1 . Ý nghĩa: Cúng dàng hay là cúng thí, gọi tắt là cúng: tức là cung cấp, nuôi dưỡng, là hành vi cung phụng những thứ thuộc về “Tâm”, vật dụng lên Tam bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo, để có được sự nuôi dưỡng. Hình thức […]